Giảng viên Bùi Minh Quyết hiện đang công tác tại công ty Elcom, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm phần mềm và tích hợp hệ thống, dịch vụ kỹ thuật cho ngành viễn thông và an ninh. Tại đây, anh đảm nhiệm vị trí Chuyên gia tích hợp hệ thống, phụ trách tư vấn và triển khai nhiều dự án lớn cho các tập đoàn viễn thông như Viettel, Mobifone, Vinafone, VTI, Vietnam mobile, EVN telecom…Anh đã tham gia giảng dạy khóa học Linux LPI tại Học viện iPMAC từ năm 2007.

Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội với bằng Kỹ sư loại ưu, anh tiếp tục theo đuổi đam mê nghiên cứu ngành Công nghệ thông tin bằng khóa học Thạc sỹ tại trường. Sau khi đã có bằng thạc sỹ, anh được mời vào làm việc tại Học viện BKAV. Sau một thời gian ngắn, anh chuyển sang công tác tại Học viện CNTT iPMAC với vị trí giảng viên, bắt đầu con đường nghiên cứu song song với giảng dạy.
Bộ sưu tập chứng chỉ của anh rất đa dạng, từ chứng chỉ Quản trị mạng Cisco (CCNA), Quản trị hệ thống Microsoft (MCSA), Quản trị mạng & hệ thống Sun-Oracle (SCNA, SCSA), Quản trị hệ thống Linux LPI (LPIC3), Quản trị hệ thống IBM (AIX7 Administration), JNCIS-ES, JNCIA-EX…Đây là bằng chứng cho một quá trình học tập và nghiên cứu của anh qua rất nhiều dự án trực tiếp triển khai, các khóa đào tạo đã tham gia cũng như giảng dạy tại iPMAC trong suốt 9 năm qua.
Ngoài ra, anh Quyết còn được IBM công nhận là giảng viên tiêu chuẩn Quốc tế, là 1 trong những giảng viên được giảng dạy các khóa học của IBM sớm nhất tại Việt Nam.Từ 2014, anh Quyết đã giảng dạy các khóa học nâng cao của IBM tại Học viện iPMAC – Học viện ủy quyền của IBM tại Việt Nam.

Với cương vị là giảng viên đã trực tiếp giảng dạy hàng chục khóa học Linux LPI, anh chia sẻ kinh nghiệm học Linux sao cho hiệu quả nhất. Theo anh, học Linux ban đầu rất khó khăn bởi người dùng đã quen với việc sử dụng các công cụ đồ họa, chưa quen thao tác bằng dòng lệnh. Câu lệnh trên UNIX nói chung và Linux nói riêng là phức tạp, nhiều option khó nhớ. Tuy nhiên để học hiệu quả nên nắm bắt kiến trúc của hệ thống (vd: cách thức quản lý thiết bị, quản lý dịch vụ, quản lý tài nguyên, …) để có cái nhìn tổng quan về hệ thống, sau đó kết hợp với thực hành. Không nên học thuộc một cách máy móc câu lệnh bởi trên Linux khác, trên UNIX khác, không thể nhớ hết được mà nên học cách thức dùng lệnh như thế nào còn chi tiết câu lệnh có thể tra cứu trong tài liệu.
Nói về cơ hội cho người học Linux, anh cho biết: Học Linux là sự khởi đầu cho việc tiếp cận với các hệ thống UNIX sau này như: IBM AIX, HP UX, Oracle Sun solaris, … các hệ thống này được sử dụng trong Corebanking, trong mạng Telco. Bởi vậy có kiến thức về Linux sẽ là một ưu thế cho các bạn có định hướng công việc trong các hệ thống trên. Đây đều là những hệ thống lớn thuộc các công ty, tập đoàn lớn. Các khóa học Linux sẽ ngày càng có nhiều người học, và bên cạnh đó các khóa học cao cấp hơn trên các hệ thống UNIX (IBM, Oracle, …) cũng sẽ rất phát triển.
Là một trong những giảng viên “cứng” của Bộ môn Mã nguồn mở Linux/Unix tại Học viện iPMAC, anh rất chú trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như thêm “giá trị gia tăng” cho các học viên theo học chương trình Linux. Anh đã tham gia xây dựng chương trình đào tạo Linux tại IPMAC dựa theo giáo trình LPI 1, LPI 2, và để đem lại nhiều giá trị hơn cho học viên chương trình còn bao gồm một số kiến thức nâng cao trong LPI 3. Theo anh, khóa học không chỉ đem lại cho học viên sự hiểu biết về hệ thống Linux mà còn có cái nhìn tổng quan về hệ thống UNIX, kết hợp với nhiều bài thực hành ngay tại lớp giúp trang bị cho học viên những kiến thức có thể được ứng dụng triển khai ngay tại các công ty, doanh nghiệp.